KỸ THUẬT PHẦN MỀM

Kỹ thuật phần mềm là ngành học có tiếng và lâu đời nhất. Hiện tại, sinh viên của trường đã có mặt tại các quốc gia như Mỹ, Anh, Nhật Bản, Singapore – những thị trường CNTT quan trọng của thế giới. Đây là kết quả của chương trình đào tạo chuẩn quốc tế, đào tạo tốt ngoại ngữ, phát triển kỹ năng mềm cùng định hướng đầu ra đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp quốc tế.

Chương trình ngành Kỹ thuật phần mềm được thiết kế tích hợp cân bằng giữa kiến thức nền tảng với công nghệ, kỹ thuật mới: không chỉ bao gồm các kiến thức về khoa học cơ bản của nhóm ngành CNTT mà còn đào tạo đầy đủ về quy trình phá triển phần mềm, từ phương pháp, kỹ thuật, công nghệ trong phân tích, thiết kế, phát triển, kiểm thử, bảo trì phần mềm và quản lý dự án phần mềm cũng như các ứng dụng CNTT; cân bằng giữa lý thuyết với ứng dụng và thực hành: thời gian học lý thuyết chiếm chỉ tối đa một nửa thời gian của hầu hết các môn học.

Sinh viên có tối thiểu một học kỳ được học tập và đào tạo thực tế tại các công ty phần mềm nổi tiếng trong nước, cơ hội học hỏi từ các chuyên gia trong ngành, định hướng mục tiêu nghề nghiệp và học tập ở giai đoạn sau. Trong giai đoạn học chuyên sâu, sinh viên có thể lựa chọn các đề tài hẹp để theo học và làm đồ án tốt nghiệp về Hệ thống nhúng; Hệ thống thông tin và Kỹ sư cầu nối Nhật Bản theo xu hướng SMAC hiện nay của thế giới (SMAC: viết tắt của Social – Mạng xã hội, Mobility – Di động, Analytics – Phân tích dữ liệu, Cloud – Điện toán đám mây).

NHU CẦU THỊ TRƯỜNG

Thị trường CNTT Việt Nam nổi tiếng chủ yếu về dịch vụ gia công phần mềm – outsourcing. Việt Nam hiện nằm trong top 10 nước hàng đầu tại châu Á – Thái Bình Dương và 30 của thế giới về gia công và phát triển phần mềm. Theo bảng xếp hạng của công ty tư vấn Tholons, TP HCM và Hà Nội nằm trong Top 20 thành phố có dịch vụ outsourcing tốt nhất.

Theo VietnamWorks, từ nay đến năm 2020, nếu tiếp tục tăng trưởng nhân lực ở mức 8%, Việt Nam sẽ thiếu hụt khoảng 78.000 nhân lực Công nghệ thông tin (CNTT) mỗi năm. Và đến năm 2020 sẽ thiếu hơn 500.000 nhân lực CNTT, trong đó Kỹ thuật Phần mềm là ngành có nhu cầu nhân lực cao nhất. Không chỉ thiếu hụt về số lượng đào tạo, việc săn lùng các chuyên gia CNTT vừa giỏi về chuyên môn vừa thông thạo ngoại ngữ và có kỹ năng làm việc chuyên nghiệp là một thách thức không nhỏ cho các nhà tuyển dụng hiện nay.

Có thể nói Việt Nam đang đứng trước cơ hội không có giới hạn trong sân chơi CNTT toàn cầu, nhưng thách thức lớn nhất hiện nay là vấn đề phát triển nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao và thông thạo ngoại ngữ.

CHỌN NGÀNH PHẦN MỀM, SINH VIÊN SẼ HỌC

• Kiến thức căn bản về CNTT
• Quy trình phát triển phần mềm, từ phương pháp, kỹ thuật, công nghệ trong phân tích, thiết kế, phát triển, kiểm thử, bảo trì phần mềm và quản lý dự án phần mềm cũng như các ứng dụng CNTT theo xu hướng SMAC của thế giới. (SMAC: viết tắt của Social – Mạng xã hội, Mobility – Di động, Analytics – Phân tích dữ liệu, Cloud – Điện toán đám mây).
• Sinh viên có tối thiểu một học kỳ được học tập và đào tạo thực tế tại các công ty phần mềm có tiếng trong nước, có cơ hội học hỏi từ các chuyên gia đầu ngành.

CHUYÊN NGÀNH HẸP

• Hệ thống thông tin
• Hệ thống nhúng
• Kỹ sư cầu nối Nhật Bản

TRIỂN VỌNG NGHỀ NGHIỆP

• Lập trình viên
• Kĩ sư cầu nối
• Kiểm thử phần mềm
• Đảm bảo chất lượng phần mềm
• Quản trị dự án
• Giám đốc kỹ thuật

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức liên quan